Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

Nhu cầu sử dụng máy bơm của các cá nhận gia đình tại Hồ Chí Minh

Từ khóa

Máy bơm nước gia đình hiện đang là dòng sản phẩm có mức tiêu thụ lớn nhất hiện nay, bởi nhu cầu sử dụng máy bơm nước ngày càng tăng và nó có mặt hầu hết ở mọi hộ gia đình từ nông thôn đến thành thị.

Chính vì mức nhu cầu khá cao mà hàng loạt các cửa hàng bán máy bơm nước gia đình được ra đời, thậm chí vì chạy theo lợi nhuận mà nhiều cửa hàng đã bất chấp bán những dòng máy bơm nước kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, nhập khẩu trái phép gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc mua hàng.
Để lựa chọn được dòng máy bơm nước gia đình chính hãng với chất lượng đảm bảo bạn hãy đến với Hằng Phú – một cửa hàng bán máy bơm nước gia đình uy tín với mức giá rẻ nhất trên địa bàn TP.HCM.
Hiện nay máy bơm nước gia đình thường chia thành hai loại đó là máy bơm nước ly tâm và máy hút nước chân không. Hai loại máy này có công dụng tương đối giống nhau là bơm nước để sinh hoạt, nhưng máy hút nước chân không có thể hút trực tiếp nước từ đường ống và bơm lên bể, còn máy bơm nước ly tâm chỉ có thể đẩy nước lên trên. Khi muamáy bơm nước gia đình bạn nên xác định rõ nhu cầu sử dụng cũng như độ cao của nhà mà lựa chọn dòng máy bơm có công suất phù hợp.

Bơm ly tâm 
Nếu như nhà của bạn thấp khoảng 2,3 tầng thì bạn nên chọn mua loại máy bơm có công suất thấp khoảng 125W, còn nhà bạn là nhà cao tầng từ 4,5 tầng trở lên thì bạn chọn dòng máy bơm nước gia đình có công suất từ 250W trở lên. Như vậy bạn mới có thể đáp ứng kịp thời được nguồn nước sinh hoạt cũng như tiết kiệm được điện năng tiêu thụ, cắt giảm được một khoảng chi tiêu lớn cho gia đình. Ngoài ra, với thiết kế gọn nhẹ, dễ lắp ráp máy bơm nước gia đình rất dễ di chuyển đến những vị trí làm việc khác nhau.
Là một đơn vị chuyên phân phối sỉ và lẽ những dòng máy bơm nước gia đình chính hãng từ những thương hiệu hàng đầu trong nước và trên thế giới như APP ,EBARA, PARASONIC, PENTAX,CNP… Máy bơm Toàn Phát luôn cam kết mang lại cho khách hàng sự hài lòng tốt nhất. Tại Toàn Phát, các dòng máy bơm nước gia đình rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng và đặc biệt giá bán rất linh hoạt từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng bạn đã có thể sử dụng ngay một máy bơm nước có chất lượng cao.
Nếu bạn đang có nhu cầu mua máy bơm nước gia đình thì hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, lành nghề chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách.

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

Những tạp chất trong nước đối với sức khoẻ con người

Từ khóa
1. Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
TDS là đại lượng đo tổng chất rắn hòa tan có trong nước, hay còn gọi là tổng chất khoáng.

2. Độ oxy hóa (Chất hữu cơ)
Độ oxy hóa được dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Có 2 phương pháp xác định độ oxy hóa tùy theo hóa chất sử dụng là phương pháp KMnO4 và K2CrO7.
3. Nhôm
Nhôm là thành phần chính trong các loại đá khoáng, đất sét. Nhôm được dùng trong các ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn, thuốc nhuộm, sơn và đặc biệt là hóa chất keo tụ trong xử lý nước. Nước khai thác từ vùng đất nhiễm phèn thường có độ pH thấp và hàm lượng nhôm cao.
Nhôm không gây rối loạn cơ chế trao đổi chất, tuy nhiên có liên quan đến các bệnh Alzheimei và gia tăng quá trình lão hóa. 
4. Sắt
Do ion sắt hai dễ bị oxy hóa thành hydroxyt sắt ba, tự kết tủa và lắng nên sắt ít tồn tại trong nguồn nước mặt. Đối với nước ngầm, trong điều kiện thiếu khí, sắt thường tồn tại ở dạng ion Fe2+ và hoà tan trong nước. Khi được làm thoáng, sắt hai sẽ chuyển hóa thành sắt ba, xuất hiện kết tủa hydroxyt sắt ba có màu vàng, dễ lắng. Trong trường hợp nguồn nước có nhiều chất hữu cơ, sắt có thể tồn tại ở dạng keo (phức hữu cơ) rất khó xử lý. Ngoài ra, nước có độ pH thấp sẽ gây hiện tượng ăn mòn đường ống và dụng cụ chứa, làm tăng hàm lượng sắt trong nước.
5. Mangan
Mangan thường tồn tại trong nước cùng với sắt nhưng với hàm lượng ít hơn. Khi trong nước có mangan thường tạo lớp cặn màu đen đóng bám vào thành và đáy bồn chứa.
Mangan có độc tính rất thấp và không gây ung thư. Ở hàm lượng cao hơn 0,15 mg/l có thể tạo ra vị khó chịu, làm hoen ố quần áo. 
6. Asen (thạch tín)
Do thấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau, nước ngầm thường chứa asen nhiều hơn nước mặt. Ngoài ra asen có mặt trong nguồn nước khi bị nhiễm nước thải công nghiệp, thuốc trừ sâu.
Khi bị nhiễm asen, có khả năng gây ung thư da và phổi.
nuoc sach

7. Cadimi
Do thấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau, nước ngầm thường chứa hàm lượng cadimi nhiều hơn nước mặt. Ngoài ra Cadimi còn thấy trong nguồn nước bị nhiễm nước thải công nghiệp khai thác mỏ, nước rỉ bãi rác. Cadimi có thể xuất hiện trong đường ống thép tráng kẽm nếu xảy ra hiện tượng ăn mòn.
Cadimi có tác động xấu đến thận. Khi bị nhiễm độc cao có khả năng gây ói mữa. 
8. Crôm
 Crôm có mặt trong nguồn nước khi bị nhiễm nước thải công nghiệp khai thác mỏ, xi mạ, thuộc da, thuốc nhuộm, sản xuất giấy và gốm sứ.
Crôm hóa trị 6 có độc tính mạnh hơn Crôm hóa trị 3 và tác động xấu đến các bộ phận cơ thể như gan, thận, cơ quan hô hấp. Nhiễm độc Crôm cấp tính có thể gây xuất huyết, viêm da, u nhọt. Crôm được xếp vào chất độc nhóm 1 (có khả năng gây ung thư cho người và vật nuôi). 
9. Đồng
Đồng hiện diện trong nước do hiện tượng ăn mòn trên đường ống và các dụng cụ thiết bị làm bằng đồng hoặc đồng thau. Các loại hóa chất diệt tảo được sử dụng rộng rãi trên ao hồ cũng làm tăng hàm lượng đồng trong nguồn nước. Nước thải từ nhà máy luyện kim, xi mạ, thuộc da, sản xuất thuốc trừ sâu, diệt cỏ hay phim ảnh cũng góp phần làm tăng lượng đồng trong nguồn nước.
Đồng không tích lũy trong cơ thể nhiều đến mức gây độc. Ở hàm lượng 1 – 2 mg/l đã làm cho nước có vị khó chịu, và không thể uống được khi nồng độ cao từ 5 – 8 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng đồng nhỏ hơn 2 mg/l.
10. Chì
Trong nguồn nước thiên nhiên chỉ phát hiện hàm lượng chì 0,4 – 0,8 mg/l. Tuy nhiên do ô nhiễm nước thải công nghiệp hoặc hiện tượng ăn mòn đường ống nên có thể phát hiện chì trong nước uống ở mức độ cao hơn.
Khi hàm lượng chì trong máu cao có thể gây tổn thương não, rối loạn tiêu hóa, yếu cơ, phá hủy hồng cầu. Chì có thể tích lũy trong cơ thể đến mức cao và gây độc. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng chì nhỏ hơn 0,01 mg/l
11. Kẽm
Kẽm ít khi có trong nước, ngoại trừ bị ô nhiễm từ nguồn nước thải của các khu khai thác quặng. Chưa phát hiện kẽm gây độc cho cơ thể người, nhưng ở hàm lượng > 5 mg/l đã làm cho nước có màu trắng sữa. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng kẽm < 3mg/l.
12. Niken
Niken ít khi hiện diện trong nước, ngoại trừ bị ô nhiễm từ nguồn nước thải của ngành điện tử, gốm sứ, ắc quy, sản xuất thép.
Niken có độc tính thấp và không tích lũy trong các mô. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng niken nhỏ hơn 0,02mg/l.
13. Thủy ngân
 Thủy ngân hiếm khi tồn tại trong nước. Tuy nhiên các muối thủy ngân được dùng trong công nghệ khai khoáng có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước. Khi nhiễm độc thủy ngân các cơ quan như thận và hệ thần kinh sẽ bị rối loạn. Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng thủy ngân nhỏ hơn 0,001 mg/l.
14. Molybden
 Molybden ít khi có mặt trong nước. Molybden thường có trong nước thải ngành điện, hóa dầu, thủy tinh, gốm sứ và thuốc nhuộm. Molybden dễ hấp thụ theo đường tiêu hóa và tấn công các cơ quan như gan, thận. Tiêu chuẩn nước uống quy định molybden nhỏ hơn 0,07 mg/l.
15. Clorua
Nguồn nước có hàm lượng clorua cao thường do hiện tượng thẩm thấu từ nước biển hoặc do ô nhiễm từ các lọai nước thải như mạ kẽm, khai thác dầu, sản xuất giấy, sản xuất nước từ quy trình làm mềm.
Clorua không gây hại cho sức khỏe. Giới hạn tối đa của clorua được lựa chọn theo hàm lượng natri trong nước, khi kết hợp với clorua sẽ gây vị mặn khó uống. Tiêu chuẩn nước sạch quy định Clorua nhỏ hơn 300 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định Clorua nhỏ hơn 250 mg/l.
16. Amôni – Nitrit – Nitrat
Các dạng thường gặp trong nước của hợp chất nitơ là amôni, nitrit, nitrat, là kết quả của quá trình phân hủy các chất hữu cơ hoặc do ô nhiễm từ nước thải. Trong nhóm này, amôni là chất gây độc nhiều nhất cho cá và các loài thủy sinh. 
17. Sunfat
Sunfat thường có mặt trong nước là do quá trình oxy hóa các chất hữu cơ có chứa sunfua hoặc do ô nhiễm từ nguồn nước thải ngành dệt nhuộm, thuộc da, luyện kim, sản xuất giấy.Nước nhiễm phèn thường chứa hàm lượng sunfat cao. 
18. Florua
Nước mặt thường có hàm lượng flo thấp khoảng 0,2 mg/l. Đối với nước ngầm, khi chảy qua các tầng đá vôi, dolomit, đất sét, hàm lượng flo trong nước có thể cao đến 8 – 9 mg/l.
19. Xyanua
Xyanua có mặt trong nguồn nước do ô nhiễm từ các loại nước thải ngành nhựa, xi mạ, luyện kim, hóa chất, sợi tổng hợp. Xyanua rất độc, thường tấn công các cơ quan như phổi, da, đường tiêu hóa. 
20. Coliform
Vi khuẩn Coliform (phổ biến là Escherichia Coli) thường có trong hệ tiêu hóa của người. Sự phát hiện vi khuẩn Coli cho thấy nguồn nước đã có dấu hiệu ô nhiễm.

Phương pháp và cơ chế khử trùng bằng Clo

Từ khóa
Sử dụng nước máy đôi khi chúng ta nghe được mùi lạ trong đó . Đó chính là mùi Clo , vậy người ta cho Clo vào trong nước để làm gì ? Nó có độc hại không ?
 Các nhà máy xử lý nước cấp luôn mong muốn cung cấp một nguồn nước an toàn và không chứa vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Thêm Clo là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để khử trùng nguồn nước cấp và đảm bảo chúng không xuất hiện lại trong quá trình phân phối nước qua đường ống đến người tiêu dùng.

Clo được biết đến như một phương pháp khử trùng và bắt đầu được sử dụng rỗng rãi tại Vương quốc Anh. Việc sử dụng lượng Clo phải hợp lý, đúng tiêu chuẩn mới mang lại an toàn hiệu quả được thêm vào phải theo một quy định an toàn, vừa đảm bảo tiệt trùng vừa không làm giảm mùi vị của nước, tuy nhiên trong một vài trường hợp lượng Clo dư có thể kết hợp với các hợp chất hữu cơ khác tạo nên chlorinated hydrocarbons, là các hợp chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Cơ chế diệt khuẩn của Clo trải qua 2 giai đoạn. Đầu tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua lớp vỏ tế bào vi khuẩn, sau đó phản ứng với lớp men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn dến sự phá hủy tế bào và do đó vi khuẩn sẽ bị chết.
Bạn có biết rằng, đối với các thời điểm sử dụng nước trong ngày khác nhau thì lượng Clo chứa trong nước cũng khác nhau. Ví dụ vào buổi sáng sớm hoặc buổi xế chiều, nước máy bạn sử dụng sẽ nhanh, mạnh và nhiều hơn các thời điểm khác trong ngày, điều này đồng nghĩa với việc lượng Clo chứa trong nước vào các thời điểm này cũng sẽ cao hơn những lúc khác.
Mục đích của các nhà cung cấp nước là cung cấp cho người tiêu dùng môt nguồn nước an toàn và có mùi vị dễ chịu. Tuy nhiên không thể đảm bảo rằng trong nước sẽ hoàn toàn không có Clo dư, do đó thông thường trong nguồn nước máy, chúng ta sẽ cảm thấy có mùi hăng khó chịu và vị của nước không được ngọt, đó chính là do Clo dư mà các nhà cấp nước cho vào nhằm đảm bảo diệt khuẩn hoàn toàn nguồn nước khi đến tay người tiêu dùng.
Thường thì Clo không có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng ngoài việc nó làm cho nước có mùi khó chịu. Tuy nhiên Clo dư trong nước thể tạo ra các sản phẩm phụ như trihalomethanes và các chất có hại khác sẽ không tốt cho trẻ em hoặc các thai phụ.
Để khắc phục tình trạng trên, có thể sử dụng một vài phương pháp như phơi nước ở nơi thoáng khí một thời gian để khí Clo bay đi bớt, hoặc cho nước vào chai và bỏ vào tủ lạnh một tiếng hoặc lâu hơn cũng có thể làm giảm bớt mùi Clo ( tuy nhiên không nên lưu nước này lâu hơn 24h sẽ làm chất lượng nước giảm đi ). Ngày nay, người tiêu dùng cũng đã biết nhiều đến các thiết bị hay máy lọc nước, than hoạt tính trong các thiết bị lọc này có thể giảm lượng Clo dư đến 99%, mang lại cho nước của bạn mùi vị tốt và ngọt hơn.

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Nước tinh khiết có phải giải pháp tiết kiệm và có lợi cho sức khỏe ?

Từ khóa
Theo Tổ chức Nông lương Quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới thì nước khoáng thiên nhiên đóng chai phải chứa một lượng muối khoáng hòa tan nhất định ở một tỷ lệ có lợi cho cơ thể.
Nước phải được lấy trực tiếp từ nguồn tự nhiên (bằng giếng khoan hoặc từ mạch nước ngầm) và phải được đóng chai tại nguồn.

Nước tinh khiết là nước không có bất kỳ một chất nào khác, dù có lợi hay có hại cho cơ thể, vì nước tinh khiết phải chưng cất nhiều lần trước khi sử dụng. Thực tế cho thấy, nhiều quy trình sản xuất nước tinh khiết hiện nay rất đơn giản, nguồn nước được lấy từ giếng kho hay nước má rồi cho vào thiết bị lọc tạp chất và khử mùi vị, sau đó chưng cất và đóng chai.
Uống nước đun sôi tốt hơn nước tinh khiết.
Sử dụng nước  khiết lâu dài dẫn tới bệnh thiếu vi chất. PGS.TS Trần Hồng Kong, Khoa Hóa, Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, khuyên không nên lạm dụng nước tinh khiết trong sinh hoạt hàng ngày. Thức ăn chủ yếu cung cấp năng lượng, các khoáng chất được bổ sung vào cơ thể bằng đường nước uống. Mỗi ngày, một người bình thường có thể uống 2-4 lít nước, đảm bảo cung cấp đủ một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Những khoáng chất này có trong thành phần nước bình thường nhưng lại không có trong nước tinh khiết.
Do đó, việc dùng hoàn toàn hoặc phần lớn nước tinh khiết liên tục một thời gian dài sẽ khiến cơ thể thiếu một số khoáng chất cần thiết, có thể bị mắc các bệnh thiếu vi chất. Bệnh thiếu vi chất có thể kể tới như thiếu chất côban, cơ thể không sản sinh được vitamin B12, thiếu một số chất khác sẽ ảnh hưởng đến cơ chế tạo ra vitamin B1; thiếu kẽm, manhê... dẫn đến các bệnh như ngất xỉu, tê dại chân tay, ngứa ngáy...
Bệnh thiếu vi chất buộc ta phải bổ sung bằng các thực phẩm khác hoặc sử dụng nước khoáng để bổ sung sẽ rất tốn kém. Nước khoáng trị bệnh khi dùng phải có ý kiến của bác sĩ, bởi nếu uống không đúng cách còn có thể gây bệnh. Ví dụ người bị sỏi thận canxi không nên uống nhiều nước khoáng có canxi.
Trong dịp hè, việc hoạt động thể chất khiến cơ thể hay mất nước, các chất khoáng cũng theo đường mồ hôi tiết ra. Nếu ta sử dụng nước tinh khiết để uống có thể sẽ dẫn tới tình trạng mệt mỏi hơn thậm chí là ngất xỉu. Vì khi uống nước tinh khiết, cơ thể không được bù đắp chất khoáng đã mất mà phải tiết thêm năng lượng để chung hòa lượng nước tinh khiết mới nhận được.
Sử dụng nước tinh khiết không phải là lựa chọn tiết kiệm
Các bà nội trợ sử dụng nước tinh khiết để thay nguội. Giá nước đóng chai trên thị trường còn khá cao. Lợi dụng sự thiếu thông tin của khách hàng, nhiều nhà sản xuất đã bán ngang với giá của nước khoáng thiên nhiên, trong khi chi phí sản xuất và quy mô của nước uống đóng chai thấp hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, dù thiết bị có hiện đại đến đâu nhưng nếu khâu thanh trùng và đóng chai làm cẩu thả thì nước vẫn. Thiết bị công nghệ RO (màng lọc thẩm thấu ngược) đạt tiêu chuẩn để sản xuất nước uống đóng chai phải nhập với giá thành cao (khoảng 1 tỷ đồng).
Các cơ sở sản xuất nước tinh khiết nhỏ lẻ không đủ kinh phí đầu tư nên họ lọc bằng than hay sỏi rồi đưa qua hệ thống máy UV (loại máy dùng tia cựa tím tạo ozone khử trùng) rồi đóng chai đem bán. Nhưng lọc như vậy mới chỉ có tác dụng tiệt trùng, không giảm bớt các chất dư thừa có hại trong nước, ví dụ như asen, amoni, mangan...
Do vậy TS. Trần Hồng cho rằng, cách tốt nhất là dùng nước máy đựng vào vật chứa đậy kín để lắng cặn rồi mới đun sôi để uống. Trong trường hợp nước máy không đảm bảo được yêu cầu về khoáng chất, tốt nhất người dân cần tìm hiểu và có biện pháp xử lý phù hợp như mua các máy có bán trên thị trường.

Quy trình xử lý nước của dây chuyền sản xuất nước đóng chai

Từ khóa
Nước uống đóng chai được sử dụng để uống trực tiếp và có thể có chứa khoáng chất và cacbon dioxit (CO2) tự nhiên đóng chai và không được chứa đường, các chất tạo ngọt, các chất tạo hương hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào khác. (Theo TCVN 6096 – 2004).
Nguồn nước được sử dụng để sản xuất nước uống đóng chai có thể được lấy từ nhiều nguồn: nước máy thành phố, nước ngầm, nước mặt, thậm chí là nước biển. Nhưng quan trọng là khâu xử lý đầu nguồn sao cho giảm tải trọng tạp chất một cách đáng kể, đảm bảo chất lượng thành phẩm ổn đinh.
Nước thành phẩm phải đạt tiêu chuẩn nước uống đóng chai theo TCVN 6096 – 2004, cả về chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu hóa – lý và chỉ tiêu vi sinh vật.
Trước tiên để tiện cho cho quy trình , việc khảo sát nguồn nước là điều cần thiết để đưa ra một giải pháp và quy trình thật hợp lý để có năng suất tốt nhất.

Tuy nhiên đối với nguồn nước nào thì cũng dựa trên các phương pháp chung sau.
Nước được chảy qua bộ lọc sơ cấp với vật liệu lọc là các chất có khả năng ô xy hóa mạnh để chuyển sắt 2 thành sắt 3, kết tủa và được xả ra ngoài. Quá trình này cũng đồng thời xử lý mangan và mùi hôi của khí H2S (nếu có). Sau đó, nước tiếp tục được xử lý tiếp qua hệ thống làm mềm.
Sau khi đi qua bộ lọc sơ cấp, nước được đưa qua trao đổi Composite - lọc trao đổi ion (Cation-Anion), có tác dụng lọc những ion dương (Cation): Mg2+, Ca2+, Fe3+, Fe2+, … và những ion âm (Anion) như: Cl-, NO3-, NO2-,... Nước được xử lý qua hệ thống này sẽ được đưa vào bồn chứa hoặc tiếp tục được xử lý.
Bộ lọc an toàn có chức năng loại bỏ các loại cặn và tạp chất còn lại trong nước mà các công đoạn lọc ở trên còn sót lại, các thành phần cặn hoặc nguyên liệu bị phá vỡ các liên kết sinh ra trong các công đoạn ở trên (nếu có).
Các giai đoạn trên thực chất là để bảo vệ, tăng tuổi thọ của hệ thống màng RO trong công đoạn sản xuất chính sau đây.
Nước được bơm (cao áp) qua hệ thống màng thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis).Ở đây nước được đi qua màng lọc thẩm thấu ngược R.O với kích thước khe hở màng 0,0001 micron. Với kích thước nhỏ như vậy, màng R.O chỉ cho phép các các phân tử nước < 0,0001 micron đi qua và mang theo một phần khoáng chất có lợi.
Phần nước còn lại, có chứa những tạp chất, những ion kim loại ... sẽ được xả bỏ ra ngoài theo đường nước thải.Phần nước tinh khiết không còn vi khuẩn, virus và các loại khoáng chất đạt tiêu chuẩn nước đóng chai sẽ được tích trữ trong bồn chứa kín.
Trong quá trình lưu trữ, nước tinh khiết có khả năng bị nhiễm khuẩn từ không khí nên trước khi đóng chai rất cần tái tiệt trùng bằng tia UV (Ultra-violet light) để diệt khuẩn. Sau đó đưa qua hệ thống lọc tinh 0,2µm để loại bỏ xác vi khuẩn (nếu có).
6. Giai đoạn cuối cùng là đóng chai

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

Xử lý nước sông công nghiệp

Nước sông thường nhiễm phù sa, xác thực vật, thuốc trừ sâu…v.v, và độ đục tương đối cao. Do đó vấn đề keo tụ, hay tuyển nổi là điều cần làm trước tiên.
Nước sông được bơm lên bể phản ứng, hóa chất keo tụ được châm vào bể với liều lượng nhất định và được kiểm soát chặt chẽ bằng bơm định lượng hóa chất.
Hệ thống xử lý này thường được sử dụng cho nhà máy ,trạm cấp nước sinh hoạt hoặc từng hộ dân
I : Sơ đồ quy trình công nghệ

II: Thuyết minh quy trình công nghệ 
Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể, hóa chất keo tụ được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải, hình thành các bông cặn nhỏ li ti khắp diện tích bể. Hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể keo tụ tạo bông.
Dưới tác dụng của chất trợ keo tụ và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể lắng. Nước trong sẽ được chảy tràn qua hệ thống răng lược qua bể chứa nước thô.
Nước từ bể chứa nước thô được hệ thống bơm qua hệ thống bồn lọc nước áp lực chế tạo bằng inox. Cột lọc thô sẽ lọc các thành phần rắn lơ lững có kích thước nhỏ. Sau đó nước chảy sang cột lọc than hoạt tính có tác dụng loại bỏ mùi, màu, hấp phụ các chất độc, các nguyên tố dạng vết,…có trong nước. Tiếp theo, nước được nâng pH bằng vật liệu ODM (cột ODM).
Thiết bị lọc tinh với các màng lọc siêu nhỏ sẽ giữ lại các tạp chất có kích thước micromet để nước có chất lượng hơn.Bể chứa nước sạch được dùng để chứa nước sau xử lý, máy bơm cao áp và bộ biến tần sẽ làm nhiệm vụ cấp nước đến nơi sử dụng.
Máy bơm nước Toàn Phát là một trong những nhà phân phối độc quyền máy bơm nhập từ các hãng lớn như APP, CNP, EBARA, ….  chính hãng tại Việt Nam, nổi tiếng Chu đáo – Chuyên nghiệp – Sản phẩm chính hãng  – Giá cả cạnh tranh luôn được người tiêu dùng bình chọn và tín nhiệm.

HOTLINE: 093 2017 007 MS THANH

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

Cách xử lý hàm lượng h2s (mùi trứng thối) trong nước

Từ khóa

Giải pháp khử khoáng chất với công nghệ màng thẩm thấu ngược RO

Nước là cần thiết cho sinh mạng của vật chất và là sự cấu thành chủ yếu của vật chất, nước không chỉ là dung môi của rất nhiều chất dinh dưỡng mà còn tham gia tạo thành tế bào.
Đồng thời là môi trường phụ thuộc ở bên ngoài tế bào và tế bào thông qua môi trường này hấp thu các chất dinh dưỡng.
Rất dễ dàng thấy nếu không đủ nước có thể ảnh hưởng tới toàn bộ sự chuyển hoá của cơ thể. Người ta đã từng làm thí nghiệm chứng minh trên cơ thể con người, nếu chỉ uống nước mà không ăn thì vẫn sống được 7 ngày, nhưng nếu không ăn, không uống thì chỉ sau 3 ngày sẽ chết. Điều này chứng tỏ rằng nước rất quan trọng đối với duy trì sự sống (trong cơ thể con người hàm lượng nước chiếm khoảng 60%, ở trẻ em hàm lượng  nước càng cao).

Nhưng không vì thế mà được phép lơ là việc xử lý nguồn nước trước khi đưa vào sử dụng. Ngoài việc xử lý để nguồn nước có thể đạt tiêu chuẩn theo quy định khi sử dụng sinh hoạt, thì thành phần khoáng chất cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình xử lý nước để phục vụ cho nhu cầu nước uống , chế biến thực phẩm hay trong quá trình sản xuất dược phẩm, máy chạy thận nhân tạo trong các bệnh viện….v.v
Ở đây chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về cụm từ “khoáng chất” hay “chỉ tiêu TDS”, nói một cách dễ hiểu hơn thì “ chỉ tiêu TDS” là đại lượng đo tổng chất rắn hòa tan có trong nước, hay còn gọi là tổng chất khoáng ( như kẽm, mangan, cyanua, thạch tín, thủy ngân, chì, fluor..). Tiêu chuẩn nước sạch quy định TDS nhỏ hơn 1.000 mg/l. Tiêu chuẩn nước uống quy định TDS nhỏ hơn 500 mg/l.  Do đó nếu trong nước có chứa quá nhiều khoáng chất khi chúng ta uống vào sẽ gây hại đến sức khỏe con người.


Với những công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, giải pháp khử khoáng (hay khử TDS) không còn là vấn đề nan giải về giá cả cũng như công nghệ nữa. trước đây với phương pháp khử khoảng bằng cách cho kết hợp giữa hạt nhựa trao đổi ion acid mạnh(Cation) và hạt nhựa  trao đổi ion bazo mạnh (Anion) kết hợp với nhau, với giá thành và chi phí để thực hiện việc khử đó vô cùng tốn kém, hiểu được những nhược điểm đó nên thị trường đã cho ra mắt sản phẩm Màng thẩm thấu ngược  RO (màng lọc nước RO) với tính năng loại bỏ được hầu hết các hóa chất, chỉ cho nước và các phân tử nhỏ hơn nước đi qua, giống như khí CO2. Nhìn chung các phân tử có kích thước nhỏ hơn nước thường không gây hại cho sức khỏe. Do đó màng lọc RO cho ra nước thành phẩm có độ tinh khiết cao. Dựa vào tính năng này nên màng lọc RO được ứng dụng nhiều trong các công nghệ sản xuất nước tinh khiết đóng chai, sản xuất nước tinh khiết phục vụ trong các nhà máy dược…v.v
MÀNG THẨM THẤU NGƯỢC RO ( MÀNG LỌC NƯỚC RO):  Với nhiều tính năng vượt trội nên màng lọc nước RO được sử dụng rộng rãi trong hệ thống thấm thấu ngược cho dây chuyền sản xuất nước đóng bình, nước tinh khiết với chất lượng lọc ổn định, vận hành ít gặp trục trặc về chỉ tiêu TDS nước đầu ra. Đặc biệt loại bỏ chỉ tiêu TDS lên đến 99.5%. Giá thành sử dụng hợp lý, tiết kiệm được chi phí trong sản xuất

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Tìm hiểu về Polymer Cation và Anion

Polymer Cation và Anion là hoá chất hỗ trợ quá trình keo tụ dùng trong xử lý bùn, nước thải, ngành thủ công mỹ nghệ, ngành giấy, thức ăn gia súc,v.v....
Do polymer có tính chất ăn mòn, các loại vật liệu được dùng để cất trữ các sản phẩm này thường là: thép không gỉ, sợi thuỷ tinh, nhựa, epoxy.
Nguyên tắc quá trình keo tụ: Polymer được sử dụng với nồng độ thấp (0,1-0,5%) nhằm phá vỡ độ bền vững của các hạt keo trong nước và làm chúng kết cụm lại với nhau bởi polymer. Các hạt keo bị phá vỡ sẽ kết dính với nhau thành các cục bông nhỏ, sau đó thành cụm to hơn và lắng được, gọi là quá trình kết bông.


Ứng dụng của polymer: cải thiện cô đặc, trợ lắng, hút nước và tăng chất lượng cô đặc. Tuỳ vào lĩnh vực nước cần xử lý mà chúng ta sử dụng polymer anion và polymer cation cũng khác nhau:
- Nước mặt: Polymer tốt nhất là loại anion hay có rất ít cation, vì trong nước tồn tại nhiều ion dương như ion Fe, Mn,.v…v
- Nước thải công nghiệp: để xử lý người ta thường dùng polymer anion kết hợp với chất keo tụ vô cơ.
Nước thải đô thị: Sử dụng polymer keo tụ vô cơ kết hợp với chất kết bông anion.
- Ngoài ra, polymer còn ứng dụng làm chất phụ gia và kết dính trong thức ăn thủy sản.
- Làm khô bùn sau xử lý: Bùn có đặc tính vô cơ cần chất kết bông anion, chất kết bông cation phù hợp xử lý bùn hữu cơ.
Lượng polymer cần dùng khi xử lý nước rất nhỏ, chỉ cỡ phần nghìn. Nếu dùng quá nhiều polymer thì nước sẽ trở nên rất nhớt, gây cản trở cho các công đoạn xử lý tiếp theo. Ngoài ra, lượng dư polymer trong nước sẽ làm tăng COD. Do đó, khi áp dụng polymer nhất thiết phải thực hiện các thử nghiệm thực tế để lựa chọn liều lượng thích hợp.

Tác hại của nước cứng và phương pháp xử lý

Nước cứng là loại nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+, do trong chu trình vận chuyển của nước có giai đoạn nước ở trong đất nên hòa tan các hợp chất chứa Ca và Mg.
KHÁI NIỆM
Nước cứng là loại nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+, do trong chu trình vận chuyển của nước có giai đoạn nước ở trong đất nên hòa tan các hợp chất chứa Ca và Mg.
Nước cứng có 3 loại:
- Nước cứng tạm thời: do các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 gây ra. Dễ dàng xử lý bằng cách đun sôi, tạo kết tủa.
- Nước cứng vĩnh cửu: do các loại muối MgCl2, CaCl2, MgSO4, CaSO4 gây ra.
- Nước cứng toàn phần: có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
TÁC HẠI
Trong sinh hoạt: 
- Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận, bệnh tắc động mạch do đóng cặn làm xà phòng ít tạo bọt khi giặt giũ
- Làm mất mùi vị khi nấu ăn, nấu thịt, rau khó chín
- Làm giảm hiệu quả mong muốn của thuốc
- Thay đổi hương vị của chè
- Làm tốn năng lượng khi đun nấu
- Tạo cặn lắng bám trên bề mặt các trang thiết bị sinh hoạt


Trong công nghiệp:
- Nước cứng ảnh hưởng lớn đến tất cả các thiết bị đun nấu, tháp giải nhiệt, bình nóng lạnh, nồi hơi…Việc sử dụng nước cứng cho các thiết bị nói trên dẫn đến tình trạng bám cặn trên bề mặt thiết bị đun nấu, bám cặn, giảm năng lực truyền nhiệt, giảm hệ số lưu thông lưu lượng trên đường ống, và có thể gây nên hiện tượng chậm sôi rất nguy hiểm với nồi hơi, dần dần chúng gây áp lực lớn, trong một thời gian dài có thể gây nổ nồi hơi.
GIẢI PHÁP
Căn cứ vào mức độ làm mềm cần thiết và chất lượng nước nguồn, các chỉ tiêu kinh tế,.. để chọn ra phương pháp làm mềm thích hợp. các bạn có thể tham khảo một số phương pháp làm mềm nước sau đây:
1. Phương Pháp Tạo Kết Tủa
- Với nước cứng tạm thời:
     + Đun sôi nước.
     + Thêm Ca(OH)2 vừa đủ.
     + Thêm các dung dịch kiềm khác, dung dịch muối CO32-, dung dịch PO43-.
- Với nước cứng vĩnh cửu:
     + Thêm các dung dịch muối CO32-, dung dịch PO43-.
2. Phương Pháp Trao Đổi Ion
Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng vật liệu polymer có chứa sẵn những ion trao đổi – nhựa trao đổi ion. Khi cho nguồn nước chứa (Ca2+, Mg2+) đi qua lớp vật liệu chứa: Na+, do đặc tính của polymer liên kết với ion Magie và Canxi mạnh hơn với Na+ do vậy ion Ca2+ và Mg2+ sẽ bị giữ lại trên bề mặt polymer còn ion Na+ sẽ đi vào nguồn nước.
NaR + Ca2+ ↔ CaR + Na2+
NaR + Mg2+ ↔ MgR + Na2+
Trong trường hợp muốn lọc ion Na+ ra khỏi nguồn nước người ta cho dòng nước đi qua vật liệu polymer có chứa cation H+. Ion Na+ sẽ bị giữ trên vật liệu lọc và ion H+ sẽ đi vào nguồn nước. Sau đó người ta cho nước này qua vật liệu polyme chứa anion (OH)-,  cation H+ và anion OH- kết hợp với nhau tạo thành nước.



Những vật liệu polymer sau khi hết khả năng trao đổi có thể được xử lý và tái tạo lại khả năng lọc.
Quá trình tái sinh thực hiện bằng cách bơm muối (NaCl) từ một thùng chứa sang cột xử lý có chứa nhựa trao đổi ion, rửa sạch các hạt nhựa tổng hợp đang bão hòa Ca2+ và Mg2+. Các hạt nhựa được tái sinh lại sẵn sàng cho quá trình xử lý mới. 

MÔ HÌNH THIẾT BỊ LÀM MỀM NƯỚC
Trên đây là mô hình thiết bị làm mềm nước bằng nhựa trao đổi ion, bao gồm:
- Van 
- Nhựa trao đổi ion
- Bồn chứa và dung dịch tái sinh

Ưu điểm của đèn tia cực tím so với các phương pháp khử trùng khác

Ánh sáng tia cực tím (tia UV) hay còn được gọi là tia tử ngoại là một phần của dải quang phổ, tại một bước sóng cụ thể. Tất cả ánh sáng được sinh ra ở các bước sóng khác nhau.
Ví dụ, nếu bạn nhìn thấy một cầu vồng, bạn sẽ nhận thấy rằng các màu sắc luôn theo một thứ tự cụ thể từ màu đỏ sang màu tím. Bạn có thể nhìn thấy mỗi màu sắc do bước sóng của chúng nằm trong vùng nhìn thấy được. Tia UV – tia cực tím, không thể nhìn thấy bằng mắt thường, bước sóng tia UVC (254nm) có khả năng diệt khuẩn. Các nhà sản xuất hệ thống tia cực tím dựa vào tính chất này đã ứng dụng nó để sản xuất ra các đèn tia cực tím diệt khuẩn.

Hệ thống đèn tia cực tím nên được để hoạt động liên tục cho dù bạn đang sử dụng nước hay không. Các bóng đèn có tuổi thọ không phụ thuộc vào có bao nhiêu lượng nước đi qua hệ thống. Bằng cách giữ đèn cực tím hoạt động, bạn sẽ loại bỏ các vấn đề tiềm năng của việc có các ô nhiễm qua hệ thống khi bạn tắt đèn UV.
UV không giết chết các vi sinh vật như clo, thay vì thế UV bất hoạt chúng. Tia cực tím ở bước sóng 254 nm được hấp thu bởi các vật liệu di truyền của vi sinh vật. Những sợi DNA được mã hoá với một trình tự cụ thể của một cái gì đó được gọi là cặp base. Trình tự của các cặp cơ sở mã số đặc điểm nhất định. Ánh sáng UV 254 nm được hấp thu tại các điểm trên sợi DNA của vi sinh vật có mã cho sinh sản. Một vi sinh vật mà không thể sinh sản, không có thể thâm nhập và do đó không thể lây nhiễm bệnh. Nói cách khác, các vi sinh vật đã được khử trùng, cuối cùng chúng sẽ chết.
Tia UV làm đột biến ADN
Tất cả các hệ thống đèn Sterilight được đánh giá cao nhất cho ngừng hoạt động 4-log của vi khuẩn, virus và các u nang sinh vật đơn bào theo điều kiện cụ thể. Đánh giá này là ở tốc độ dòng chảy cụ thể, và chất lượng nước. Chúng tôi khuyên bạn rằng nếu nước của bạn có số lượng vi khuẩn cao vượt quá 1.000 CFU/10 mL bạn nên sử dụng một bộ đèn tia cực tím với liều lớn một chút (UV dose) để đảm bảo một cung cấp một nguồn nước an toàn, (E. coli đòi hỏi một liều tia cực tím từ 6 -10 mJ /cm²).
Đèn UV nên được thay đổi trên một cơ sở một năm một lần
Bạn tuyệt đối không để lộ da hoặc mắt khi tiếp xúc với tia cực tím, bức xạ UV có thể gây hại như làm tổn thương da, làm hư hỏng thị giác. Luôn luôn có kính bảo vệ (ví dụ: kính an toàn hoặc kính mát) khi làm việc trên một hệ thống tia cực tím.


Liều tia cực tím (UV): là sản phẩm của thời gian chiếu và cường độ tia cực tím, trung bình vào khoảng 30 mJ/cm2 ở cuối tuổi thọ bóng đèn (một năm).
Với một số hóa chất khử trùng, chẳng hạn như khử trùng bằng clo, ozone, hương vị và mùi của nước của bạn sẽ thay đổi. Một vài ví dụ về hóa chất khử trùng các sản phẩm (DBP) là trihalomethanes và axit haloacetic. Cả hai của DBP có thể gây ung thư khi ăn phải ở mức cao. Độ pH và độ dẫn điện của nước uống cũng thay đổi khi clo được thêm vào.
UV là một loại vật chất khử trùng. Điều này có nghĩa là tia cực tím sẽ có ảnh hưởng đến các vi sinh vật trong nước. Nước sẽ không thay đổi về mặt hóa học, cũng không phải sẽ thay đổi hương vị và mùi, tuy nhiên nhiệt độ nước sẽ tăng do tác dụng của tia UV.
Bạn phải kiểm tra nguồn nước trước khi lắp đặt một hệ thống tia cực tím. Nước chảy qua một hệ thống tia cực tím cần phải được loại bỏ từ độ cứng, sắt, độ đục, mangan và màu sắc,…. Để đèn đạt hiệu suất tốt nhất, chúng tôi thường giới thiệu cho khách hàng lắp đặt một bộ tinh lọc trước khi cho nước qua đèn tia cực tím để nước đạt chất lượng tốt nhất.